Lưu ý khi thiết kế phòng tắm cho người già an toàn

luu y khi thiet ke phong tam cho nguoi gia

Khi thiết kế phòng tắm cho người già để tự vệ sinh thì an toàn là điều cần chú trọng nhất bởi người già cao tuổi có khả năng phản xạ và vận động cơ kém hơn nên rất dễ dẫn đến bị trượt ngã. Vậy khi thiết kế phòng tắm người già cần lưu ý những điều gì để các bậc trưởng bối có được không gian vệ sinh thoải mái, dễ sử dụng nhất? Hải Linh sẽ giải đáp cụ thể giúp bạn trong bài viết dưới đây.

Nhà tắm, nhà vệ sinh thường xuyên ghi nhận là nơi xảy ra tai nạn, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do nhà tắm có không gian chật hẹp, tiếp xúc với nước, xà phòng nên dễ bị trượt chân, té ngã. 

luu y khi thiet ke phong tam cho nguoi gia
Phòng tắm rất dễ xảy ra trượt ngã nếu không thiết kế đúng cách

Người trẻ đôi khi còn bị trượt chân nhưng còn có thể phản xạ nhanh được, tuy nhiên đối với người già, người cao tuổi thì tai nạn trong nhà tắm sẽ rất nguy hiểm bởi họ có khả năng phản xạ và vận động cơ chậm hơn. Nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến nhưng di chứng và hạn chế các chức năng vận động.

Vì vậy, để đảm bảo xây dựng môi trường nhà tắm an toàn cho người lớn tuổi, gia chủ cần tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế, đặc biệt cần xem xét xem có sử dụng xe lăn hay không để xác định kích thước không gian phù hợp, rộng rãi, giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng, ngăn ngừa té ngã và chấn thương do chướng ngại vật.

Lưu ý khi thiết kế phòng tắm cho người già an toàn và tiện nghi

1. Chú ý lối đi lại an toàn

Đầu tiên chính là lối đi lại phải đảm bảo an toàn. Bạn hãy thiết kế lối đi lại rộng rãi, hạn chế tối đa các rào chắn hay vật cản trở ngại cho người già như: Thảm trải sàn, giày dép, ghế, tủ… 

Ngoài ra, các thiết bị điện cần có ánh sáng tốt, vị trí công tắc điện cần ở vị trí vừa tầm với, dễ dàng nhìn thấy.

chu y khi thiet ke loi di
Lối đi lại nhà tắm rộng rãi

Nếu người già sử dụng xe lăn thì bạn cần thiết kế lối đi lớn hơn xe lăn và đủ chỗ quay xe.

2. Thiết kế cửa ra vào

Cửa ra vào phòng tắm cho người già cần rộng ít nhất 80cm và dễ dàng đóng mở. Cửa không nên thiết kế núm vặn gây khó khăn khi mở cửa. Bạn nên sử dụng tay nắm cửa gạt.

Cửa ra vào nên thiết kế có thể mở được bên ngoài, có ô cửa kính để quan sát trong trường hợp xảy ra tình huống cấp bách.

3. Sàn nhà chống trơn

Đây là yếu tố vô cùng quan trọng mà gia chủ không nên bỏ qua. Sàn nhà gạch men bóng khi tiếp xúc với nước hay xà phòng sẽ rất dễ dẫn đến trơn ngã. Vì vậy, bạn nên sử dụng loại gạch có độ nhám, chống trơn cao.

4. Màu sắc phòng tắm

Phòng tắm cho người già nên thiết kế màu sắc tương phản và khác nhau với dụng cụ thiết bị vệ sinh để người già dễ dàng phân biệt, tránh nhầm lẫn.

mau sac phong tam
Phòng tắm cho người già rộng rãi, nổi bật

Không sử dụng thảm trải sàn thông thường vì dễ dẫn đến dịch chuyển, xảy ra tai nạn. Bạn chỉ nên sử dụng loại thảm có chất liệu thấm hút, không bị dịch chuyển để hạn chế tối đa tai nạn.

5. Diện tích phòng tắm cho người già

Phòng tắm cho người già nên rộng rãi, có thêm không gian cho người thứ hai có thể vào hỗ trợ và chăm sóc khi cần thiết một cách thoải mái. Không cần lắp đặt bồn tắm để tránh tình trạng nước bắn ra ngoài gây trơn trượt.

6. Thiết kế thanh vịn bồn cầu cho người già

Việc đứng lên ngồi xuống khó khăn sẽ dễ khiến người già cảm thấy bất tiện và khó khăn. Vì vậy, bạn hãy thiết kế thêm thanh vịn làm điểm tựa cho người cao tuổi mỗi khi đứng lênn ngồi xuống.

thiet ke thanh vin trong phong tam cho nguoi gia
Thanh vịn an toàn cho người già khi sử dụng nhà tắm

Bạn nên lắp thanh vịn có chiều cao vừa tầm từ 1,1 đến 1,3m. Thanh vịn nhà tắm nên được làm từ nhôm hoặc thép không gỉ để đảm bảo độ bền.

7. Hệ thống báo động

Đừng quên thiết kế hệ thống báo động cảm biến hoặc nút khẩn cấp để phòng trường hợp xảy ra sự cố, người già sẽ có thể báo cho người thân nhanh chóng. Các thiết bị này nên đặt ở vị trí gần mặt sàn để người già có thể dễ dàng với tới khi ngã.

Ngoài những điều trên, bạn cần chú ý không để cho phòng tắm của người già có các vật dụng gây cản trở đường đi như: Ghế nhỏ, rỏ đựng quần áo, chậu tắm… hoặc hãy thiết kế khu vực gọn gàng, ngoài tầm mắt để không gian đi lại được gọn gàng, tiện nghi nhất.

Những lưu ý vừa rồi rất quan trọng đối với phòng tắm cho người già, bạn hãy ghi nhớ và thực hiện đầy đủ những điểm này để các bậc trưởng bối, ông bà, cha mẹ của chúng ta có được cuộc sống thoải mái, an toàn nhất.

Tham khảo thêm các chia sẻ hữu ích khác tại: gachoplatcaocap.com.vn