Tại sao không nên để tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau? Cách hóa giải.

tuong nha ve sinh va tuong bep canh nhau

Tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau là tình trạng phổ biến nhiều công trình gặp phải, đặc biệt là nhà ống, chung cư, nhà cấp 4 có diện tích nhỏ hẹp. Vậy tại sao không nên để tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau? Cách hoá giải nó như thế nào? Mời bạn hãy cùng Hải Linh tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Những ảnh hưởng xấu khi tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau

Không chỉ gây mất thẩm mỹ cho công trình mà việc đặt tường bếp và nhà vệ sinh chung nhau còn mang lại những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tài lộc của gia đình bạn.

tuong bep va tuong nnha ve sinh chung nhau
Tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau

Xét về sự công năng, thoải mái khi trải nghiệm thì đây quả thực là một điều khá bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Bếp là không gian nấu nướng, mang lại những bữa ăn cho gia đình trong khi nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt, thường xuyên bốc mùi và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe. 

Khi đặt 2 không gian này cạnh nhau, chung tường sẽ gây mất thoải mái cho bữa ăn hằng ngày của gia đình, bên cạnh đó còn ở vấn đề gây hại sức khoẻ mà các gia đình cần tránh.

co nen dat tuong nha bep va ve sinh chung nhau
Có đặt tường nhà bếp và nhà vệ sinh chung nhau được không?

Xét về mặt phong thuỷ, đây cũng được xem là điều khá tối kỵ. Bếp là năng lượng hỏa trong khi nhà vệ sinh lại mang năng lượng thuỷ. Khi đặt chúng cạnh nhau sẽ dễ sinh ra từ trường xung đột, tạo ra những năng lượng xấu, âm khí, tá hoả, độc âm cho không gian sống.

Hay nói cách khác, vi phạm điều này sẽ gây ra những hệ quả xấu như: Tài lộc hao mòn, vận khí kém, thậm chí là gây xung động gia đình nghiêm trọng.

2. Cách hoá giải khi tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau

Nhận thức được sự không phù hợp của kiểu thiết kế này nhưng để đảm bảo sự công năng, tối ưu diện tích nhất có thể thì một số công trình vẫn buộc phải lựa chọn thiết kế tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau. 

Nhà ở chung cư, nhà ống, nhà cấp 4, nhà ở tập thể nhỏ hẹp là những công trình thường xuyên phải đối mặt với tình trạng này. Khi đó, chúng ta không thể thay đổi hướng hay kết cấu công trình, như vậy có cách nào có thể hoá giải hoặc giảm bớt sự ảnh hưởng đó không? Bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây!

Cách hóa giải nhà vệ sinh và tường nhà bếp cạnh nhau

Một số phương pháp và mẹo giúp bạn giữ nhà vệ sinh luôn sạch thoáng như: Đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng, sử dụng quạt thông gió, thường xuyên khử khuẩn, lau chùi sạch sẽ, giữ khô nhà vệ sinh…

– Bố trí vách ngăn phòng hiệu quả. Nếu không gian nhà bạn không quá chật thì hãy thử bố trí vách ngăn phân chia giữa nhà bếp và nhà vệ sinh. Khi đó, vách ngăn đóng vai trò như một bức tường che chắn vô cùng hiệu quả và tiện nghi. 

– Sử dụng rèm cửa để làm vách ngăn cũng là một ý tưởng hay giúp bạn giữ được riêng tư, phân tách rõ ràng giữa 2 khu vực này.

– Sơn tường khác màu giữa hai khu vực. Tuy chung tường nhưng sự khác nhau về màu sơn sẽ khiến không gian trở nên dễ chịu hơn.

– Bài trí cây xanh, ánh sáng tại khu vực này nhằm tạo sự thoáng đãng, giàu sức sống, giúp xua đuổi tà khí tối tăm trong ngôi nhà của bạn.

Lựa chọn cách hóa giải như thế nào còn tùy thuộc vào địa hình công trình cũng như sở thích, phong cách của mỗi gia chủ để đảm bảo sự thoải mái, phù hợp nhất. 

Hi vọng những chia sẻ vừa rồi của Hải Linh về tình trạng tường bếp và tường nhà vệ sinh chung nhau cũng như cách hoá giải tốt nhất sẽ giúp ích cho bạn có được ý tưởng sáng tạo không gian sống trở nên thoải mái, thẩm mỹ và hài hoà hơn. 

Tham khảo thêm các thông tin hữu ích tại: https://gachoplatcaocap.com.vn/